Kính cường lực không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta, bởi xung quanh ta người người nhà nhà dùng loại kính này cho ngôi nhà và công trình của mình. Nhưng để hiểu thực sự về bản chất của loại kính này chắc không mấy người hiểu cặn kẽ.

Ưu điểm Kính cường lực/Cửa kính cường lực/Giá kính

KHÁI NIỆM

Kính cường lực là loại kính an toàn được sản xuất từ loại kính nổi thông thường chất lượng cao; hoặc kính phản quang có thể gia nhiệt. Được đưa vào dây chuyền tôi kính để gia nhiệt đến điểm hóa mềm ở nhiệt độ 6900C – 7100C (tùy thuộc vào độ dày và chủng loại kính). Sau đó được nhanh chóng làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác; để đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính; đồng thời giữ nguyên chất lượng của kính về tính năng tỏa nhiệt và truyền ánh sáng.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa loại kính này và kính thông thường là độ cứng của kính. Nghĩa là dưới tác dụng của một lực đủ lớn vào hai tấm kính có cùng chiều dày và kích thước, kính thường sẽ bị vỡ còn kính cường lực thì không. Kính thường khi vỡ ra sẽ sắc nhọn và nguy hiểm. Đối với kính cường lực khi vỡ ra sẽ “vụn như hạt ngô”, do đó hạn chế tối đa tính sát thương cho con người.

Kính cường lực khi vỡ và giải pháp khắc phục
Trạng thái của kính khi vỡ.

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT 

– Tỷ trọng: 2500Kg/m3, với tỷ trọng này các bạn hình dung kính cường lực nặng tương đương bê tông cốt thép. Từ đó ta có thể suy ra 1m2 kính cường lực nặng như sau:

+ Khối lượng của 1M2 Kính dày 5mm: 12.5KG

+ Khối lượng của 1M2 Kính dày 8mm: 20.0KG

+ Khối lượng của 1M2 Kính dày 10mm: 25.0KG

+ Khối lượng của 1M2 Kính dày 12mm: 30.0KG

+ Khối lượng của 1M2 Kính dày 15mm: 37.5KG

+ Khối lượng của 1M2 Kính dày 19mm: 47.5KG

Hỏi kích thước kính cường lực 10mm là bao nhiêu?
Độ dày của kính

– Sức chịu nén Kính tiêu chuẩn: 25mm cube: 248 Mpa (248 x 106 Pa). Với Kính cường lực gấp 4-5 lần

– Sức căng/Mức độ rạn nứt: chịu tải 19.3 to 28.4 Mpa. Đối với Kính cường lực gấp 4-5 lần

– Tỉ lệ độ cứng – theo tỉ lệ Moh Kính tiêu chuẩn 5.5. Đối với Kính cường lực gấp 4-5 lần

– Kính bị vỡ ở nhiệt độ 250ºC

– Độ bền hóa học

Với các loại axit, kính chịu được gần hết ngoại trừ hydrofluoric và ở nhiệt độ cao, phosphoric. Tuy nhiên, chất kiềm sẽ tác động lên bề mặt kính. Khi lắp kính vào khung bê tông, chất kiềm phát sinh từ bê tông do mưa gió lâu ngày có thể sẽ ngấm vào bề mặt kính làm cho kính bị ố hoặc ăn mòn bề mặt kính. Sắt thép để ngoài trời bị tác động bởi thời tiết nên sinh ra dung dịch sulphate, chất này bám vào kính sẽ rất khó lau chùi.

Chính vì thế, điều quan trọng là một khi những chất như thế chảy ra sẽ không thể nào lau sạch được mặt kính. Nếu như gặp phải trường hợp này thì nhanh chóng lau chùi những  chất gây ố đó càng sớm càng tốt.